Sử dụng Hồng_(quả)

Hồng giòn
Hồng khô

Loài hồng phổ biến nhất cho trái là hồng Nhật Bản (D. kaki). Trái chín thì ngọt, ít chua, thịt mềm, có khi bị . Loài hồng này, nguyên thủy xuất phát từ Trung Hoa, là một loài cây thay lá, thường rụng lá khi ra quả (deciduous). Cây hồng sau được trồng khắp miền Đông Á, đến thế kỷ 19 thì du nhập vào Californiachâu Âu.

Giống (cultivar) hồng mòng (Hachiya) có dáng con cù với lượng tannin cao khi còn xanh nên vị chát. Phải đợi thật chín mềm mới ăn được.

Giống hồng giòn (Fuyu) có dáng hình bẹp. Lượng tannin tuy không kém giống hồng mòng nhưng trong quá trình chuyển từ xanh sang chín, giống hồng giòn mất tanin rất nhanh nên trái có thể ăn được sớm hơn khi còn giòn.

Để làm chóng chín, hồng mòng thường được đem rấm. Cách rấm có thể dùng ánh sáng, khí nóng, trấu, cồn, thán khí hay êtilen để ép chín. Một cách khác là đem ngâm nước tro để trái hồng biến chất, mất vị chát. Loại hồng này gọi là hồng ngâm.

Quả hồng có thể ăn tươi hay phơi khô. Hồng khô cần hai đến ba tuần phơi ngoài trời rồi sấy thêm trước khi thành phẩm.

Tại Hàn Quốc, hồng khô được dùng cất rượu, làm giấm

Hồng tươi
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng293 kJ (70 kcal)
18.59 g
Đường12.53 g
Chất xơ3.6 g
.19 g
Chất béo bão hòa.02 g
.58 g
Vitamin
Riboflavin (B2)
(208%)
2.5 mg
Folate (B9)
(2%)
8 μg
Vitamin C
(9%)
7.5 mg
Chất khoáng
Canxi
(1%)
8 mg
Sắt
(1%)
.15 mg
Natri
(0%)
1 mg


Diospyros kaki, tươi
Tỷ lệ phần trăm xấp xỉ gần đúng sử dụng lượng hấp thụ thực phẩm tham chiếu (Khuyến cáo của Hoa Kỳ) cho người trưởng thành.
Nguồn: CSDL Dinh dưỡng của USDA